Logo bên phải

Công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

11/07/2023Thu Hà

Sau 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng  đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.

Ngày 5/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới (TNTG) với tiêu chí: Đại diện quá trình hình thành trái đất và giá trị địa chất. Bằng những nổ lực và hướng đi đúng trong định hướng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản, một lần nữa, ngày 08/7/2015, Hội nghị thường niên lần thứ 39 diễn ra tại Bonn (Đức), các thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới đã thống nhất bổ sung thêm 02 tiêu chí về Di sản thiên nhiên đối với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng: Các giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn, sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học.

Trụ sở BQL VQG Phong Nha- Kẻ Bàng

Việc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi nhận là Di sản TNTG là một dấu mốc không những khẳng định các giá trị ngoại hạng toàn cầu mà còn thừa nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc gìn giữ, bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên.

Sau 20 năm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản TNTG, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng  đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản thế giới.

20 năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu

Về công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản, 20 năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học tại VQG luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; tổ chức, bộ máy Kiểm lâm được củng cố và kiện toàn (từ chổ chỉ có 04 Trạm Kiểm lâm với 15 biên chế; đến nay, toàn VQG có 11 Trạm Kiểm lâm và 02 Tổ Kiểm lâm Cơ động với 128 biên chế); quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng đặc dụng được công nhận là Di sản TNTG, ngoài ra còn quản lý hơn 3.000 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất do UBND tỉnh Quảng Bình giao.

Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, Ban Quản lý Vườn luôn chú trọng tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ rừng tại gốc; thường xuyên thay đổi cách thức, phương pháp tuần tra, kiểm tra linh hoạt, bí mật, bất ngờ và kịp thời, đồng thời cương quyết bắt, giữ, xử lý các đối tượng vi phạm; áp dụng phần mềm SMART trong tuần tra quản lý bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học; điều chỉnh, hoàn thiện phương án quản lý bảo vệ rừng; phương án sử dụng đất; xây dựng kế hoạch tuần tra hàng tháng sát với tình hình thực tế trên từng địa bàn; khoanh vùng, xây dựng bản đồ những khu vực có phân bố nhiều động vật, thực vật quý hiếm.

Nhờ đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng có những bước chuyển biến tích cực, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; số vụ vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp và số lượt người vào rừng trái phép giảm mạnh qua các năm; tài nguyên rừng cơ bản được bảo vệ tốt, số lượng và tần suất bắt gặp các loài động vật rừng ngày càng nhiều, đặc biệt là các loài linh trưởng và các loài nguy cấp, quý, hiếm.

Công tác kiểm tra giám sát các đơn vị khai thác du lịch trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ môi trường được duy trì kiểm tra định kỳ hàng năm

Kết quả 20 năm qua, lực lượng Kiểm lâm VQG đã tổ chức được trên 41.000 đợt tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học; ra Quyết định xử lý đối với 2.401 vụ VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp, ra Quyết định khởi tố 19 vụ án hình sự và chuyển hồ sơ 08 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm cho cơ quan CSĐT xử lý; chuyển 08 vụ VPHC cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Về công tác kiểm tra giám sát các đơn vị khai thác du lịch trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR, bảo vệ môi trường được duy trì kiểm tra định kỳ hằng năm. Trong gần 20 năm qua đã thực hiện được 21 đợt kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất hàng năm. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trái phép tại các cửa rừng, trên hai tuyến đường 20 và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây thông qua các barie có gắn camera giám sát (Tại các Trạm Kiểm lâm Số 6, Trộ Mơợng, Thượng Trạch); bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, duy trì thường xuyên các chốt bảo vệ rừng (10 tổ chốt) đóng tại các cửa rừng, khu vực xung yếu để kiểm soát hoạt động vào, ra của người và phương tiện trên các tuyến đường. Ngoài ra còn tổ chức trực chốt di động nhiều điểm khác nhau nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng VQG. Lập danh sách các đối tượng có nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng cư trú trên địa bàn các xã vùng đệm đồng thời có các công văn gửi UBND các xã, thị trấn vùng đệm để phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý.

Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu, 96,2% diện tích khu VQG này được rừng bao phủ. Qua các cuộc khảo sát hệ động, thực vật tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Phong Nha - Kẻ Bàng ghi nhận 2.953 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.007 chi, 198 họ, 63 bộ, 12 lớp, 6 ngành, trong đó có 111 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam; 121 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 03 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ. Về động vật, Phong Nha - Kẻ Bàng có 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 68 bộ, 12 lớp, 4 ngành, trong đó có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam; 116 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN; 39 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP; 66 loài nằm trong các phụ lục CITES.

(Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/cong-tac-quan-ly-bao-ve-rung-tai-vqg-la-nhiem-vu-trong-tam-hang-dau-a614124.html)

Tin tức liên quan
  • left
  • left
11/06/2023PNKB
Tỉnh Quảng Bình tổ chức các sự nhân kỷ niệm 20 năm Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
11/07/2023Thu Hà
Sau 20 năm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng  đã đạt được những kết quả nổi bật và đáng tự hào trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy các giá trị Di...
11/07/2023MINH PHONG
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) sau 20 năm được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, vùng đất này đã viết nên những điều phi thường.  Nhưng phi thường hơn cả là những lâm tặc quyết tâm bảo vệ rừng. Gia tài xanh Ông...
10/07/2023Minh Phong - Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Di sản Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) đầy kỳ ảo, tráng lệ bởi bên trong có 425 hang động lớn nhỏ. Cùng với đó là hệ sinh thái trong hang động phong phú, đa dạng. Mỗi lần các nhà sinh học đặt chân đến đều công bố cho thế...
10/07/2023Xuân Hoài - Thành Long
Sau 20 năm được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới (DSTNTG), đến nay Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha – Kẻ Bàng đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên, trở thành một trong...
02/07/2023Nguyễn Anh Tuấn
Ngày 30-6, tại thành phố Đồng Hới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn...
29/06/2023PNKB
Từ ngày 30/6 - 01/7/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phát huy giá trị Di sản thế giới Vườn Quốc gia...
23/06/2023Phạm Hồng Thái
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được 02 lần vinh danh Di sản thế giới đó là minh chứng những giá trị nổi bật toàn cầu và nổ lực của nhà nước Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Hơn ai hết Đảng bộ, nhân dân Quảng Bình...
13/06/2023Huyền Sương
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 20 năm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trở thành Di sản thiên nhiên thế giới (05/7/2003 – 05/7/2023), BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch,...